Vào dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương mùng 10/3 hằng năm, Đền Hùng (Phú Thọ) sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tưởng nhớ công đức của vua Hùng và các anh hùng dân tộc. Điều gì đang chờ đón bạn khi đặt chân đến Đền Hùng trong ngày lễ quan trọng này? Hãy cùng khám phá và bỏ túi những kinh nghiệm du lịch thú vị tại Đền Hùng (Phú Thọ) trong bài viết sau đây.
Thông tin chung về Đền Hùng (Phú Thọ)
Đền Hùng, hay còn gọi là Khu du lịch Đền Hùng, là một quần thể thánh địa tôn vinh các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua, nằm tại núi Nghĩa Lĩnh, Phú Thọ. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và đặc biệt là nơi diễn ra Lễ hội Đền Hùng – Giỗ tổ Hùng Vương, trở thành niềm tự hào của đất Phú Thọ.

Đền Hùng là một quần thể quan trọng thể hiện sự tôn vinh các Vua Hùng và tôn thất ở núi Nghĩa Lĩnh, với chiều cao lên đến 175m. Khu di tích này được bảo vệ chặt chẽ và có những quy định đặc biệt cho khách tham quan. Sau quá trình phát triển và tu sửa kéo dài, vào ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quan trọng của thế giới. Đây là một trong những tín ngưỡng độc đáo thể hiện sự đa dạng văn hoá của Việt Nam và đặc trưng của nơi đây.
Cách di chuyển đến Đền Hùng
Đền Hùng toạ lạc tại địa chỉ Thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, trước đây là đất Phong Châu, là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang.
Địa điểm du lịch Đền Hùng nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 7km về phía bắc và cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km. Du khách có thể đến nơi này bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.
Bạn có thể sử dụng phương tiện là xe ô tô hoặc xe máy để đến Đền Hùng và hỏi người dân hoặc tra google map trong trường hợp cần thiết.
Những hoạt động trong dịp giỗ tổ hùng vương 2023
Mỗi năm, lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch tại đền Hùng. Năm nay, lễ hội diễn ra vào ngày 29/4 theo lịch Dương, gần với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Ngoài ngày lễ chính, từ ngày 20 đến 29/4, du khách cũng có thể tham gia vào Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ với nhiều hoạt động vui chơi và trải nghiệm thú vị.
Phần lễ
Địa điểm: Diễn ra tại khu di tích đền Hùng
Khung thời gian:
Ngày 20 đến 29/4 | Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng |
Ngày 25/4 | Lễ giỗ Đức Quốc tổ Lạc Long Quân và dâng hương tưởng niệm Tổ mẫu Âu Cơ |
Ngày 29/4 (từ 8h) | Lễ dâng hương giỗ Tổ Hùng Vương. |
Phần hội
Địa điểm: Diễn ra trên toàn khu di tích đền hùng và thành phố Việt Trì
Khung thời gian:
20h Ngày 21/4 | Khai mạc Lễ hội đền Hùng và Tuần văn hóa Du lịch đất Tổ 2023 tại quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì |
19h30-22h Ngày 22-24/4 | Liên hoan trình diễn các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi tại quảng trường Hùng Vương |
Ngày 23/4 | Giải bơi chải và trình diễn ván chèo đứng trên hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì |
Ngày 24 đến 30/4 | hát Xoan, dân ca Phú Thọ tại sân Trung tâm lễ hội, khu Di tích lịch sử đền Hùng và tổ chức Hội trại Văn hóa tại khu núi Phú Bùng |
Ngày 25 đến 29/4 | Liên hoan Văn hóa Ẩm thực Đất Tổ tại Khu dịch vụ ngã 5 Đền Giếng – khu DTLS đền Hùng |
Ngày 20 đến 29/4 | Trưng bày tư liệu, hình ảnh, hiện vật và tín ngưỡng thời đại Hùng Vương tại bảo tàng, thuộc khu DTLS |
Ngoài ra, tỉnh Phú Thọ còn tổ chức nhiều hoạt động khác trong khuôn khổ của Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2023. Cụ thể, từ ngày 20 đến 29/4, du khách có thể tham gia trình diễn hát Xoan tại các địa điểm như miếu Lãi Lèn, đình An Thái, đình Hùng Lô.
Tham quan tại Đền Hùng
Khu di tích đền Hùng bao gồm 4 đền chính, đó là đền Hạ – nơi Âu Cơ sinh hạ bọc trăm trứng và sau đó nở thành một trăm người con; đền Trung – nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh và họp bàn việc nước; đền Thượng – nơi các vua Hùng tổ chức các nghi lễ, tín ngưỡng cổ truyền; và đền Giếng – nơi công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa – con gái của Vua Hùng thứ 18 – thường soi gương, vấn tóc.

Bạn có thể bắt đầu hành trình tham quan khu di tích tại chân núi Nghĩa Linh, đi qua cổng và tham quan các đền chính và một số đền, chùa khác như nhà Bia, Chùa Thiên Quang, lăng Hùng Vương, đền Mẫu Âu Cơ và đền thờ Lạc Long Quân. Cuối cùng, bạn có thể đến đền Thượng trên đỉnh núi, nơi có lăng mộ của vua Hùng thứ 6.
Ăn gì tại đây?
Khi đến Phú Thọ, du khách nên thử các món ăn đặc sản và mua làm quà như quả cọ, thịt chua (giá từ 40.000 đồng), bánh sắn, gà cựa, xôi ngũ sắc. Nếu du khách muốn khám phá toàn bộ khu di tích đền Hùng, nên dành thời gian ăn trưa tại các nhà hàng trong khuôn viên để tiện lợi.
Nếu chỉ có ý định tham quan đền thờ các vua, thì có thể tìm thấy nhiều lựa chọn ăn uống hơn tại thành phố Việt Trì. Một số quán ăn mà Hải gợi ý tại Việt Trì bao gồm: Cá lăng Sông Đà, quán cá Hà Trì, gà cựa Xuân Thuyết và nhà hàng Cội Nguồn để thử món bánh sắn. Ngoài ra, du khách cũng có thể trải nghiệm ăn uống tại các quán khác. Giá trung bình cho một bữa ăn là khoảng 200.000 đồng mỗi người.
Xem thêm: Dịp giỗ tổ hùng vương năm nay, dự kiến đón tiếp 6 triệu lượt khách đến tham quan Đền Hùng