Home Sức khỏe VAI TRÒ CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?

VAI TRÒ CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?

0
VAI TRÒ CỦA VITAMIN ĐỐI VỚI CƠ THỂ CON NGƯỜI QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO ?
Việc bổ sung vitamin là rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Vậy vitamin là gì? Có những loại vitamin nào? Công dụng ra sao?

Vitamin là những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc thực phẩm, được bổ sung hàng ngày để duy trì sự sống cũng như các hoạt động sống của cơ thể. Hiện nay trên thị trường đa dạng nhiều loại vitamin ví dụ như vitamin Avitamin Cvitamin Dvitamin E…, đây là những loại vitamin rất quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ em, người lớn cũng như người già.

Vitamin có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì hoạt động sống của cơ thể

Vitamin là gì?

Vitamin là một phân tử hữu cơ hoặc tập hợp các phân tử liên quan mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, chứa vi chất dinh dưỡng thiết yếu với số lượng nhỏ để đảm bảo hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh chóng. Vitamin không bao gồm 3 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu khác: Axit béo, axit amin thiết yếu và khoáng chất.

Chức năng chủ yếu của vitamin đối với cơ thể
  • Là một trong những thành phần quan trọng để tạo nên tế bào, giúp phát triển và duy trì sự sống của tế bào.
  • Là chất xúc tác tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, biến đổi thức ăn thành năng lượng để cung cấp, phục vụ cho tất cả hoạt động sống của cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa và điều trị bệnh từ đó tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.
  • Tham gia điều hòa và tăng cường các chức năng hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch.
  • Vitamin bảo vệ tế bào của cơ thể tránh khỏi các cuộc tấn công của các tác nhân gây bệnh nhờ khả năng chống lại quá trình oxy hóa, đặc tính khử độc và khả năng sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương, từ đó giúp hỗ trợ phục hồi nhanh chóng tổn thương.

Vitamin là gì? Các loại Vitamin cần thiết cho sự phát triển của trẻ

Điều gì xảy nếu cơ thể thiếu vitamin và khoáng chất?

Cứ mỗi 6 giây thì trên thế giới lại có một em bé tử vong vì suy dinh dưỡng, theo World Food Program USA. Mặc dù phần lớn tình trạng này xảy ra ở các nước đang phát triển, điều ngạc nhiên là suy dinh dưỡng cũng có thể hiện diện ở nhiều nước giàu có như Mỹ.

Trẻ suy dinh dưỡng – Hiểu rõ và tìm đúng giải pháp để khắc phục

Bởi vì suy dinh dưỡng, đặc biệt là ở các nước phát triển, không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với đói. Thừa cân và ăn một chế độ ăn thiếu vitamin và khoáng chất quan trọng cũng là một dạng suy dinh dưỡng. Không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ gây ra tác động lớn tới cơ thể, cho dù bạn to béo như thế nào.

1. Chức năng thể chất và tinh thần:

Thiếu vitamin và khoáng chất sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược và có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc.

Mục đích của việc tiêu thụ thực phẩm là để cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ăn quá ít, không đủ chất có nghĩa là cơ thể không có đủ các nhiên liệu cần thiết để thực hiện các chức năng về tinh thần hoặc thể chất. Ví dụ thiếu sắt sẽ gây ra mệt mỏi, suy nhược và có thể ảnh hưởng tới hiệu suất công việc. Thiếu vitamin B12 ảnh hưởng một trong 31 người lớn 51 tuổi trở lên tại Mỹ, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Thiếu hụt vitamin B12 cũng gây ra các triệu chứng tương tự về bộ nhớ và tinh thần như chất sắt.

2. Hệ miễn dịch yếu kém

Các loại rau và trái cây, bao gồm cà chua, cam, rau lá xanh, đào và các loại đậu –  là nguồn cung cấp tuyệt vời của chất chống oxy hóa – một chất có thể ngăn ngừa các tổn thương tế bào. Các loại hạt cây, thịt gia cầm, sò, thịt đỏ và ngũ cốc cũng là thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa như selen, vitamin A, C và E. Vì thế nếu không nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng này trong chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng tới chức năng hệ miễn dịch. Chẳng hạn như vitamin C, một loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong hệ miễn dịch, luôn giữ cho các mô của cơ thể khỏe mạnh đồng thời tham gia vào quá trình làm liền vết thương.

3. Xương giòn:

Sự kết hợp của quá trình lão hóa và thiếu dinh dưỡng cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển bệnh loãng xương.

Canxi là thành phần chính của xương, cơ thể của chúng ta có nhiều canxi hơn bất cứ loại khoáng chất nào khác. Thiếu hụt canxi, đặc biệt là với trẻ nhỏ, gây ra những tác động đáng kể tới sự phát triển của xương, góp phần làm mất chất khoáng của xương. Sự kết hợp của quá trình lão hóa và thiếu dinh dưỡng cuối cùng có thể dẫn đến sự phát triển bệnh loãng xương. Tăng nguy cơ gãy xương, thấp bé… là những hậu quả thường gặp của bệnh này.

4. Sức khỏe răng miệng

Không nhận được chất dinh dưỡng đủ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Học viện General Dentistry cho biết rằng ăn không đủ các loại vitamin và khoáng chất dẫn tới nguy cơ cao mắc bệnh răng miệng. Giống như xương, răng và hàm chủ yếu được cấu thành từ canxi. Thiếu hụt canxi còn góp phần làm tăng nguy cơ sâu răng và bệnh viêm lợi. Thiếu niacin, vitamin B12 và sắt có thể dẫn tới nguy cơ bị lở miệng trong khi đó những người thiếu hụt vitamin C lại phải đối mặt với tình trạng mất răng và nướu có vấn đề.

Bạn cần phải lưu ý vitamin là một trong những chất rất quan trọng đối với sức khoẻ của cơ thể nhưng không có nghĩa là bổ sung vitamin càng nhiều thì càng tốt. Tình trạng thừa hay thiếu vitamin cũng là nguyên nhân gây nên những bệnh lý của cơ thể tác động tiêu cực đến sức khỏe.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here